M&A là một trong những thuật ngữ không còn xa lạ đối với nhiều người kinh doanh hiện nay. Mặc dù xuất hiện không lâu tại Việt Nam nhưng M&A được xem là công cụ quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường. Thậm chí là tái cơ cấu doanh nghiệp để kinh doanh hiệu quả hơn. Và một số thương vụ m&a nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến Central Group chi 1,14 tỷ USD sở hữu Big C hay VIB thâu tóm CBA… Vậy m&a là gì? Những điều bạn nên biết về M&A.
M&A là gì?
M&A là cụm từ viết tắt của Mergers và Acquisitions hay còn được hiểu một cách đơn giản là sáp nhập và mua bán doanh nghiệp. M&A sẽ giúp liên kết hai doanh nghiệp có cùng quy mô với nhau, để cho ra đời một doanh nghiệp mới và cùng hướng đến lợi ích chung.
Các hình thức của hoạt động M&A hiện nay chủ yếu là sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp hoặc mua lại cổ phần… Tuy nhiên các thương vụ này đều mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Ngoài giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, giảm số lượng nhân viên không cần thiết. Đồng thời qua đó tăng hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Tìm hiểu quy trình thực hiện M&A bạn nên biết
Muốn thực hiện M&A bạn cần làm gì? Sau đây là các bước của quy trình thực hiện hoạt động M&A. Cụ thể:
- Bước 1: Người lãnh đạo cần xây dựng chiến lược M&A rõ ràng. Trong đó bao gồm mục đích mua lại và phương thức để đạt được mục tiêu.
- Bước 2: Tiến hành xác định các tiêu chí và tìm kiếm M&A. Và công việc tiếp theo là đánh giá các mục tiêu tiềm năng từ danh sách đã lập.
- Bước 3: Người quản lý bắt đầu lập kế hoạch mua lại, sáp nhập. Hãy đảm bảo kế hoạch sẽ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đã đề ra, để tránh những rủi ro không đáng có.
- Bước 4: Bạn sẽ thực hiện việc phân tích và định giá thông qua các báo cáo tài chính. Từ đó đưa ra những quyết định chính xác nhất cho việc sáp nhập, mua bán.
- Bước 5: Sau khi đưa ra mô hình định ra, hai doanh nghiệp sẽ đi tới việc đàm phán với các điều khoản cụ thể phù hợp cho cả hai bên.
- Bước 6: Thông qua các chỉ số tài chính, khách hàng, nguồn nhân lực… doanh nghiệp mua sẽ thực hiện việc thẩm định để xác thực.
- Bước 7: Hai bên thực hiện việc mua bán cổ phần hay tài sản
- Bước 8: Sau khi việc ký kết mua lại hoàn tất thì doanh nghiệp mua sẽ nhận được loại cổ phiếu mới. Hay còn được biết đến là cổ phiếu tạo ra từ thương vụ M&A.
- Bước 9: Giao dịch kết thúc và người mua cần nha chóng tích hợp hai doanh nghiệp. Tuy nhiên cần đảm bảo hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường.
Các thương vụ M&A gây sự chú ý nhất tại Việt Nam
Không chỉ thế giới mà ngay cả Việt Nam cũng diễn ra các thương vụ M&A như một xu thế để mở rộng thị phần. Sau đây là một số thương vụ m&a tại việt nam gây sự quan tâm đối với dư luận bạn nên biết.
- Thương vụ M&A giữa ThaiBev và Sabeco
- Thương vụ M&A giữa Central Group với Big C
- Thương vụ M&A giữa Uber với Grab
- Thương vụ M&A giữa Vinamilk với GTNFoods
- Thương vụ M&A giữa Saigo Coop với Auchan Việt Nam
Lời kết
M&A không chỉ đơn giản là sở hữu cổ phần mà mục đích chính của nó là tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại. M&A chính là một trong những hình thức mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Do đó nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin về M&A, có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo các thông tin sau:
- Công Ty CP. Nef Digital
- Trụ sở: Số 11 Hà Kế Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
- VPGD: Tầng 6 – Số 272 Nguyễn Lân – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0246655 2266
- Website: https://nef.vn
- Email: [email protected] – [email protected]